Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Nguồn gốc bánh chưng

Ở ngoại thành hà nội từ bao đời nay vẫn có mấy làng người dân sống bằng nghề gói bánh chưng. Họ làm bánh quanh năm để phục vụ người dân đất Kinh kỳ. Ấy là làng Thanh Trì Hà Nội, ngày tết có nhà đắp 5- 7 lò làm bánh có nhà tập chung 20 -30 lao động để gói luộc bánh trưng. Nghề gói bánh chưng ở đây được coi là nghề phụ lâu đời của thôn xóm, Bánh chưng ở đây được chở vào nội thành theo nhiều phương tiện vận chuyển. Các chợ Hôm, hàng Da, Mơ... là nơi tiêu thụ rất nhiều bánh chưng ở các làng làm nghề này.

nguồn gốc bánh chưng

Gói bánh chưng

Nghề gói bánh chưng thì suốt ba miền Bắc - Trung - Nam ở nước ta người ta đều biết làm. Dù miền người hay miền xuôi, đồng bằng hay miền núi ngày Tết nguyên đán bánh chưng cũng không thể thiếu được. Nó còn là vật phẩm thiêng liêng được đặt trên bàn thờ cúng tổ tiên ngày tết. Ca dao về bánh chưng như

thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh



Theo sự tích bánh chưng bánh dày thì nghề làm bánh ở nước ta đã có từ nghìn năm trở về trước. Tuy nghề bánh chưng không phải bắt đầu từ khi hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng Vương thứ 16 mà truyền thuyết bánh chưng bánh dày từ đấy coi là huyền thoại thêm lòng tôn kính tổ tiên và tính sáng tạo của người dân nước ta.






Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Bạn nghe nói nghề làm vàng quỳ

Làng Kiêu Kị Gia Lâm, nổi tiếng với nghề làm vàng quỳ truyền thống của mình. Hiếm có nghề nào lại tỉ mỉ và dụng công như nghề này.

nghề làm vàng quỳ

Nghề làm vàng quỳ

Theo sử sách ghi lại nghề làm vàng quỳ ở Kiêu Kỵ có từ thời Trần, làng Kiêu Kỵ hiện thờ hai oog tổ làng nghề đó là ông Nguyễn quý Trị đỗ tiến sỹ đời Cảnh Hưng và ra làm quan giữ chức Tả Thị Lang. Ông Nguyễn quý Trị đi sứ bên Trung Quốc khi mãn hạn về nước có đem theo nghề làm vàng quỳ dạy nghề cho dân làng. Vì thế dân làng suy tôn ông làm ông tổ nghề tiền thân và lấy ngày húy kỵ 17 -18 âm lịch là ngày tổ nghề, tổ chức cúng bái linh đình và long trọng,

Nghề làm vàng quỳ ở Kiêu Kị được duy trì nhưng đến thời Nguyễn mới có đã phát triển rực rỡ. Dân làng Kiêu Kỵ vẫn nhắc đến công ơn của cụ Vũ Danh Thuận một nhà nho cũng là một người thợ làm vàng quỳ nổi tiếng của làng - một người có công gây dựng doanh nghiệp vững bền cho làng. cụ Vũ Danh thuận ngoài bàn tay làm thợ khéo léo đầu óc quản lý doanh nghiệp giỏi cụ lại là người rất có tâm đức. Vì thế các cung điện lăng tẩm chùa chiền trong Huế thời vua Nguyễn đã mời cụ vào tu tạo. Với tay nghề xuất sắc lại cần cù chịu khó cụ Thuận được nhà vua ban thưởng rất lớn. Tuy vậy bổng lộc cụ chẳng giũ riêng cho mình mà đem về quê ban phát chia sẻ cho bà con trong họ và tài trợ cho những người làm thợ làm vàng quỳ cón khó khăn. cụ còn truyền bảo kinh nghiện bí quyết làm nghề cho dân làng làm cùng. Vì thế nghề làm vàng quỳ ở Kiêu Kỵ từ đấy phát triển rầm rộ. Để ghi nhớ công ơn cụ dân làng suy tôn cụ là hậu thần của làng.

Tìm hiểu nghề gạch Bát Tràng

Tìm hiểu gạch Bát Tràng

Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây"
Đó là làng gốm Bát Tràng, theo truyền thuyết Hứa Vĩnh Kiều là người làng Bồ Bát - Thanh hóa từ thời Lý ra Thăng Long lập nghiệp nên làng gốm Bát Tràng ven bờ sông hồng.
Đầu tiên làng có tên là Bạch Thổ rồi đổi tên thành Bát Tràng Phường mãi sau này mới đổi tên thành Bát Tràng. Nghề gốm ở đây hưng thịnh suốt thời Lý Trần. Theo dư địa trí của Nguyễn Trãi thì " Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm - Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang, hai huyện ấy cung ứng đồ giao với Trung quốc là bảy mươi bộ bát sứ, hai trăm tấn vải thâm.."

gạch Bát Tràng


Đã từ lâu đồ gốm Bát Tràng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo các nhà khảo cổ ngay từ thời Lý Trần sứ Bát Tràng đã được xuất đi nhiều nơi Nhật, Thái, Pháp,,,,
Các mặt hàng gốm men ngọc, men hoa lam, men rạn cuả Bát Tràng rất đặc biệt như bát đĩa, đôn , chậu, thống, chân đế của Bát Tràng từ xa xưa đã có một phong cách đặc biệt không lẫn với gốm sứ Thổ Hà…
gạch bát tràng


Từ xa xưa cho đến ngày nay Bát Tràng vẫn luôn có hàng trăm lò gốm nhả khói. Cuộc sống sản xuất, thương mại ở đâytừ bao đời vẫn luôn sôi động. Bên song thuyền bè tấp nập chở than củi đất sét là nguyên liệu chính sản xuất và cũng nhộn nhịp chở sản phẩm từ Bát Tràng di các nơi khác. Vào làng trong bất kỳ ngõ xóm nào đều thấy tất bật người làm đất chuốt hình, tráng men, chuyển sản phẩm vào ra lò. Sản phẩm gốm bộn bề bày biện trong nhà này nhà kia ngõ này ngõ nọ. Bát Tràng nổi tiếng là một công trường thủ công sôi động bậc nhất của đất Hà Thành từ xưa đến nay.

Là làng nằm ven song, nguồn đất ở đây phải đi khai
thác từ Sơn Tây, Phúc Yên… và các nơi khác về. Khi gốm được phơi khô chuyển qua công đoạn vẽ và tráng men. Người thợ gốm Bát Tràng có hoa tay vẽ hoa lá chim muông, người vật để trang trí lên đồ gốm làm tăng vẻ đẹp cho sản phẩm của mình.
Men gốm Bát Tràng từ xưa đến nay được xếp vào hang nhất so với các vùng gốm khác ở nước ta.
Men ngọc, men hoa lam, men rạn… là những men truyền thống của Bát Tràng. Bí quyết pha men ở đây không dễ gì thợ gốm nơi khác làm được. Ngày nay khoa học kỹ thuật đã được áp dụng, nhiều khâu trong sản xuất gốm song riêng khâu đốt lò, ra lò, là những khoảnh khắc thiêng liêng với thợ gốm. Kỹ thuật đốt lò cũng quyết định chất lượng sản phẩm từ gốm sứ.

Trong văn thơ cổ nói về gạch Bát Tràng , đó là những viên gạch lớn được xếp làm bao thơi trong lò. Vì được làm từ đất sét tốt được nung trong lò chín đều nên những viên gạch Bát Tràng ngày xưa rất nuột, chín già.Gạch Bát Tràng xưa thường được dung để xây đình, xây chùa, bờ ao làng. Nhìn những viên gạch tốt xây trần chịu mưa nắng bao năm trời không rêu, không xói mòn, đủ biết kỹ thuật người thợ gốm ra sao.